Bài đăng

Hình ảnh
Em gọi điện nói em không muốn phải trưởng thành. Trưởng thành khiến em phải đánh đổi nhiều thứ quá. Không còn hồn nhiên, ngây thơ như trước nữa nhưng phải lo lắng, suy nghĩ nhiều việc quá. Không còn thảnh thơi nhưng luôn đầy áp lực về học tập, về công việc hay các mối quan hệ xã hội. Còn trẻ con thì vui cười hồn nhiên, đơn sơ; cười khi vui, khóc khi buồn sống thật với chính mình và người khá c. Trưởng thành, con người phải đối mặt với bao điều. Nỗi lo lắng cơm áo, gạo tiền bủa vây khiến con người dễ thay đổi. Áp lực công việc, học hành dễ khiến con người bực tức, nóng giận. Mối quan hệ, tương giao dễ khiến con người không còn là chính mình. Thỉnh thoảng có một chút lừa lọc, gian dối. Đâu đó vẫn có chút mánh khóe, gian xảo. Không thể cứ mãi ngây thơ với đời. Người ta nói gì mình cũng nghe, bảo gì cũng làm. Nhưng khi trưởng thành, làm gì cũng phải tính toán, suy nghĩ, lo lắng cho tương lai, cho người thân. Trưởng thành phải đánh đổi, phải chấp nhận để tiến lên. Trưởng thành, n

VIẾT CHO EM

Hình ảnh
Thời gian thực sự trôi qua rất nhanh, tôi chợt nghĩ lại những ngày tháng của 6 năm trước, những ngày mà tôi và em với chiếc xe đạp cũ kỹ tung tăng trên những con đường nhỏ của Sài Thành vào mỗi chiều Chủ nhật, phát những chiếc bánh bao nho nhỏ cho những người ăn xin bất hạnh và những em nhỏ mồ côi. Tôi nhớ là em đã dùng tiền ăn hàng tháng của em trích ra một ít và mua quà Giáng Sinh cho một số người già ăn xin bên lề đường của Quận Gò Vấp. Ngồi nghĩ lại những chuyện đó, tôi mỉm cười vì nhớ lại những kỷ niệm đẹp vui có, buồn có, mà tôi và em đã từng trải qua.Tôi cảm thấy mình đang có một chút gì đó trong đầu, mỗi lần cầm bút lên là tôi lại muốn viết về cuộc đời tôi và em. Vậy là đã tròn một năm kể từ khi tôi đi qua Philippines, tôi cũng thấy nhớ quê hương và nhớ ngày em báo cho tôi biết em vào Tập viện, tôi cũng không quên câu trả lời của em sau mấy năm trời, đó là: “Anh vào Chủng Viện, em cũng muốn đi tu giống anh”. Câu trả lời mà tôi từng nghĩ sẽ không bao giờ được nghe, nhưn

Người tu sĩ có được yêu?

Hình ảnh
Sống đời dâng hiến là bước theo Đức Giêsu Kitô. Trên cuộc hành trình này, người tu sĩ một cách tiệm tiến được mời gọi để nên giống Thầy Giêsu hơn. Để được như thế, người tu sĩ phải từ bỏ cuộc sống riêng tư để trọn đời khuôn mình theo chương trình của Thiên Chúa. Hy sinh nào cũng đòi phải trả giá; và cái giá lớn nhất khi theo Thầy Chí Thánh là “từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo”. Một khi yêu Giêsu, người tu sĩ sẽ vác lấy thập giá trong niềm vui và an bình. Đây là tình yêu biện chứng của người tu sĩ: yêu cho họ niềm vui, rồi vui lại giúp họ tiếp tục yêu hơn nữa. Thử hỏi một tâm trạng buồn sầu làm sao sống triển nở và hạnh phúc trong đời tu? Nếu không vui vẻ tự nguyện để từ bỏ và dâng hiến thì ai dám chắc họ muốn theo Thầy Giêsu, ai dám nghĩ họ sống thánh thiện. Nói như Đức Giáo Hoàng Phanxicô: “Chẳng có sự thánh thiện trong sầu não, không hề có!” Hay như người ta thường nói: “một vị thánh buồn là một vị thánh đáng buồn!” Rồi với cái tâm khổ sầu, họ sẽ ngại ngùng dấn bướ

TU SĨ VÀ CON - CŨNG NHƯ RƠM VÀ LỬA!

Hình ảnh
Lửa gần rơm rồi có ngày cũng cháy Mẹ thường nhắc lời khuyên dạy người xưa. Ông bà ta không thuận miệng nói bừa, Mà đúc kết kinh nghiệm đưa ra đó.   Mẹ thường bảo con, đừng nên nhòm ngó Hay thân mật to nhỏ với người tu. Mẹ chỉ sợ một ngày con quáng mù, Rồi trái tim yêu người tu con ạ!   Người tu sĩ là hoa thơm cỏ lạ Dâng lên Chúa với cả những tốt tươi. Chỉ nhìn thôi nhưng khi nở nụ cười, Là đốn tim biết bao người dương thế.   Con biết không, đường họ đi không dễ? Phải tôi luyện từng ngày để hiến dâng. Cũng yếu đuối nên đừng quá đến gần, Chỉ sợ rơm cũng có phần sẽ cháy.   Ai biết được những điều dù đã thấy Nhưng vô tình khơi dậy nơi bản thân Nên con tập cho mình sống ngại ngần Với tu sĩ con cần có khoảng cách.   Mẹ vẫn thường bảo con nhiều thử thách Luôn đặt ra với cách thức khác nhau Với tu sĩ con hãy luôn nguyện cầu Để họ sống trọn nhiệm mầu dâng hiến.   Con hãy nhớ, đừng bao giờ xao xuyến Để
Hình ảnh
Khi chúng ta già đi, cũng là lúc chúng ta trở nên khôn ngoan hơn với cuộc đời mình, từ đó mà dễ dàng nhận ra: Một chiếc đồng hồ mệnh giá 300 USD hay 30 USD thì suy cho cùng, kim giờ kim phút cũng chỉ cùng một thời gian. Một chiếc túi xách mệnh giá 300 USD hay 30 USD thì suy cho cùng, số tiền có bên trong đều có cùng giá trị như nhau. Một chiếc xe ô tô mệnh giá 150.000 USD hay 30.000 USD thì suy cho cùng, con đường, khoảng cách và địa điểm cuối cùng chúng ta đi đều giống nhau. Một chai rượu vang mệnh giá 300 USD hay 10 USD thì suy cho cùng, say rượu vẫn chỉ là đau đầu và nôn mửa. Một ngôi nhà rộng 300 hay 30 mét vuông thì suy cho cùng, nỗi cô đơn có thế nào vẫn cứ tồn tại. Một lúc nào đó, bạn sẽ nhận ra hạnh phúc thực sự không đến từ vật chất. Cho dù bạn chọn ghế hạng nhất hay hạng phổ thông thì khi máy bay hạ cánh, bạn cũng phải bước xuống. Vì vậy, tôi hi vọng bạn nhận ra khi nào bạn còn có bạn bè, người thân bên cạnh để cùng trò chuyện, nói cười, vui vẻ đàn hát với nhau

Khi đi tu vắng bóng Đức Giêsu

Hình ảnh
Một cha lớn tuổi trong dòng thường nói với quý thầy trẻ: “Nhà dòng là con đường để dẫn chúng con đến với Thiên Chúa.” Sau đó, cha không quên nhắn nhủ với những tu sĩ trẻ rằng: tương quan với Giêsu thật quan trọng biết bao! Quan trọng vì nói cho cùng, đi tu là bước theo Đức Giêsu (sequela Christi), bắt chước cuộc sống của Giêsu và muốn trở nên giống Giêsu trong mọi tương quan của đời sống. Dĩ nhiên, nhà dòng luôn tạo nhiều không gian tốt để người tu sĩ có được tương quan với Thiên Chúa. Người tu sĩ được thực hành cầu nguyện, học hỏi Kinh Thánh, được đồng hành với những vị linh hướng có kinh nghiệm về Thiên Chúa. Bất cứ khi nào gặp khó khăn về đời sống thiêng liêng, người tu sĩ thường được nhà dòng giúp đỡ, động viên. Ai cũng biết, liên kết với Thiên Chúa luôn là mối bận tâm của những người trọn đời dâng hiến cho Thiên Chúa. Do đó, trong đời tu, quý thầy, quý sơ luôn đặt mối bận tâm ấy lên hàng đầu. Họ càng tiến sâu vào mối tình với Thiên Chúa, đời tu của họ càng sinh nhiều hoa trá

Cảm nghiệm

Hình ảnh
Càng đi vào cõi hun hút trong miền tịch lặng, thì lại càng có thể nghiệm ra sự tiếp xúc với những nhu cầu căn bản cốt yếu, những giá trị, những thái độ với bản thân, đồng thời, giúp so sánh, đối chiếu trong mối liên hệ với nguồn Tình Yêu vô tận, để từ đó, mới có thể đau đáu mơ về một cuộc tháp nhập trọn vẹn..., Trong tịch lặng, ta được đưa vào không gian và thời gian “trở về với bản ngã” để trở về với nguồn Tình Yêu vô tận từ bên trong, để đàm đạo với nguồn mạch của Hiện Hữu, nguồn mạch Nước Hằng Sống nơi sâu thẳm của trái tim để từ đó có thể khám phá ra lời mời gọi mở lòng mình để đón nhận hương sắc của đất trời vẫn từng ngày vẫy gọi, để có thể mang dòng chảy phù sa đến những miền xa xăm, và hòa vào dòng chảy bất tận… trong khi đợi chờ khai sinh cuộc lãnh ngộ mới, trực giác mới, thách đố mới và một thị kiến mới được mời gọi để bước đi trong phục vụ. Và phải chăng đó chính là ơn gọi khi được sinh ra trong cuộc đời này, để có thể bước đi đến cùng định mệnh đời mình?